1. Dr.Lee

    Dr.Lee Thành viên

    -

    Tham gia: 19/03/2016

    Bài viết: 39

    Đã được thích: 3

    Chăm sóc bệnh nhân ung thư miệng (Phần 2)

    Dr.Lee
    oral-cancer.jpg
    Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp về các vấn đề cần lưu ý trong và sau khi điều trị ung thư vùng miệng qua bài viết phần 2 nhé.

    Chăm sóc răng miệng trong khi điều trị ung thư

    Theo dõi sức khỏe răng miệng cực kì quan trọng trong quá trình điều trị ung thư để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng gặp phải. Khi cần điều trị, nha sĩ cần phối hợp với bác sĩ ung thư trước khi quyết định tiến hành bất cứ thủ thuật nào.
    • Đánh giá mô cứng và mô mềm: mức độ viêm nhiễm, tình trạng cao răng mảng bám, sâu răng…
    • Đưa ra nhận định chung về tình trạng vệ sinh răng miệng, đưa ra các biện pháp loại bỏ yếu tố nhiễm trùng.
    • Điều trị khô miệng và các biến chứng khác
    • Uống nước thường xuyên
    • Nhai kẹo cao su không đường
    • Sử dụng các sản phẩm nước bọt thay thế dạng xịt hoặc gel hoặc kê thuốc kích thích tiết nước bọt..
    • Không dùng gạc glycerin
    • Dặn dò bệnh nhân hạn chế va chạm, chấn thương
    • Kê thuốc giảm đau/gây tê tại chỗ nếu bệnh nhân đau vùng miệng.
    che-do-an-va-tap-luyen-tap-01.jpg
    Các vấn đề khác cần lưu ý

    Thăm khám, điều trị đúng hẹn. Nếu như cần tiểu phẫu trong miệng, tiến hành tối thiểu 7-10 ngày trước khi hóa trị. Tiểu phẫu không được tiến hành trong khi xạ trị.

    Đánh giá tình trạng máu của bệnh nhân

    Nếu bệnh nhân đang hóa trị, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm công thức máu trong vòng 24h trước khi bất cứ phẫu thuật vùng miệng nào được tiến hành. Trì hoãn phẫu thuật hoặc các thủ thuật xâm lấn khác nếu như:
    • Số lượng tiểu cầu ít hơn 75.000/mm 3 , hoặc có các yếu tố đông máu bất thường
    • Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính ít hơn 1.000/mm 3
    Lưu ý tới các nguyên nhân gây sốt

    Sốt không rõ nguyên nhân có thể do nhiễm trùng vùng miệng. Luôn luôn nhớ răng các dấu hiệu nhiễm trùng vùng miệng hoặc các biến chứng khác sẽ bị thay đổi do sự suy giảm miễn dịch khi hóa trị liệu.

    Sử dụng kháng sinh phòng ngừa

    Nếu bệnh nhân có đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, phối hợp với bác sĩ ung thư để xác định xem liệu có cần kháng sinh trước khi tiến hành thủ thuật nha khoa không, nhằm phòng ngừa viêm nội tâm mạc.

    Các chỉ số bình thường khi tổng phân tích công thức máu
    bang-ctm.jpg

    Công thức bạch cầu (WBC)
    bang-ctbc.jpg

    Nguồn: A.D.A.M. Medical Encyclopedia [Internet]. Atlanta (GA): A.D.A.M., Inc.; ©2005. CBC; [updated 2008 Aug 10; cited 2009 July 31]; WBC; [updated 2009 Feb 21; cited 2009 July 31]

    Chăm sóc răng miệng sau điều trị

    Hóa trị

    Khi tất cả các biến chứng do hóa trị được giải quyết, bệnh nhân lúc này sẽ quay trở lại với chăm sóc răng miệng như người bình thường. Tuy vậy, nếu như chức năng hệ miễn dịch vẫn kém, cần đánh giá các chỉ số công thức máu trước khi tiến hành phẫu thuật nha khoa. Đặc biệt cần lưu ý các bệnh nhân đã được cấy ghép tế bào gốc và những bệnh nhân được điều trị với bisphosphonate tĩnh mạch.

    Xạ trị

    Khi bệnh nhân hoàn thành quá trình xạ trị vùng đầu cổ, các biến chứng cấp cũng hết, kiểm tra đánh giá định kì (thông thường 1 tháng/lần) trong 6 tháng đầu. Sau đó điều trị dựa trên nhu cầu của bệnh nhân. Tuy nhiên cần nhớ rằng các biến chứng vùng miệng có thể tiếp diễn và xuất hiện trở lại sau khi xạ trị một thời gian dài.

    Những điều cần nhớ
    • Xạ trị liều cao luôn mang trong mình mối nguy cơ lâu dài bị khô miệng, sâu răng và hoại tử xương hàm.
    • Do nguy cơ hoại tử xương hàm, đặc biệt hay gặp ở xương hàm dưới, bệnh nhân cần tránh các phẫu thuật xâm lấn bao gồm cả nhổ răng. Nếu bắt buộc phải phẫu thuật, sử dụng kháng sinh và liệu pháp oxy bội áp (hyperbaric oxygen therapy) trước và sau khi phẫu thuật.
    • Bổ sung fluoride liên tục trong thời gian dài, dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng tốt đặc biệt ở bệnh nhân suy giảm chức năng tuyến nước bọt.
    • Hàm giả cần làm lại nếu như quá trình điều trị tác động làm thay đổi mô vùng miệng. Một số trường hợp không được mang hàm giả nếu bị khô miệng và tình trạng mô bị kích thích.
    • Theo dõi thường xuyên sự phát triển sọ mặt của những trẻ điều trị ung thư để phát hiện và can thiệp sớm khi có bất thường.
    • Nha sĩ phải luôn luôn mặc định có sự tái phát của ung thư ở bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ để kiểm tra kĩ càng và toàn diện trong mỗi lần tái khám.
    Mối quan tâm đặc biệt ở những bệnh nhân cấy ghép tế bào gốc có nguồn gốc từ máu

    Quá trình cấy ghép sẽ sử dụng các thuốc và biện pháp chống đào thải, gây nên sự suy giảm miễn dịch trầm trọng, làm tăng gấp nhiều lần nguy cơ bị viêm niêm mạc miệng, loét, xuất huyết, nhiễm trùng và khô miệng ở bệnh nhân. Các biến chứng sẽ được giải quyết khi tình trạng của bệnh nhân được cải thiện. Mặc dù các chỉ số công thức máu và thăm khám có thể bình thường, tuy nhiên sự suy giảm miễn dịch có thể kéo dài tới 1 năm sau cấy ghép, cùng với nguy cơ nhiễm trùng. Tương tự như vậy, các tổ chức trong khoang miệng và tuyến nước bọt thường hay liên quan tới nhất ở bệnh nhân bị thải loại do cơ thể đào thải. Chúng sẽ dẫn tới các tình trạng tương tự như trên. Do đó viêc theo dõi, kiểm soát chặt chẽ định kì là thực sự cần thiết cả trước, trong và sau khi cấy ghép một thời gian dài.

    Nguồn tài liệu tham khảo
    • Jellema AP, Slotman BJ, Doornaert P, et al. Impact of radiation-induced xerostomia on quality of life after primary radiotherapy among patients with head and neck cancer. Int J Radiat Oncol Biol Phys 2007; 69(3): 751-60.
    • Keefe DM, Schubert MM, Elting LS, et al. Updated clinical practice guidelines for the prevention and treatment of mucositis.Cancer 2007 Mar 1; 109(5):820-31.
    • National Cancer Institute. PDQ® Cancer Information Summaries. Oral Complications of Chemotherapy and Head/Neck Radiation.
    • Schubert MM, Appelbaum FR, Peterson DE, Lloid ME. Oral complications In: Blume KG, Forman SJ, eds.: Thomas’ Hematopoietic Cell Transplantation. 3rd ed. Malden, Mass: Blackwell Science Inc., 2004, pp 911-28.
    • Shiboski CH, Hodgson TA, Ship JA, Schiødt M. Management of salivary hypofunction during and after radiotherapy. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 2007; 103(suppl 1):S66.e1-S66.e19.
    • Sonis ST, Elting LS, Keefe D, et al. Perspectives on cancer therapy-induced mucosal injury: pathogenesis, measurement, epidemiology, and consequences for patients. Cancer 2004; 100(9 Suppl):1995-2025.
    Quang Đạo tổng hợp
     
    Chỉnh sửa cuối: 05/07/2016
  2. bacsiranghammat

    bacsiranghammat Thành viên

    -

    Tham gia: 26/04/2017

    Bài viết: 151

    Đã được thích: 1

    Chăm sóc bệnh nhân ung thư miệng (Phần 2)

    bacsiranghammat
    Gớm quá j mà ung thư răng miệng
     
  3. tuổi thanh xuân

    tuổi thanh xuân Thành viên

    -

    Tham gia: 16/03/2017

    Bài viết: 25

    Đã được thích: 0

    Chăm sóc bệnh nhân ung thư miệng (Phần 2)

    tuổi thanh xuân
  4. tuổi thanh xuân

    tuổi thanh xuân Thành viên

    -

    Tham gia: 16/03/2017

    Bài viết: 25

    Đã được thích: 0

    Chăm sóc bệnh nhân ung thư miệng (Phần 2)

    tuổi thanh xuân
  5. kimchungbayby

    kimchungbayby Thành viên

    -

    Tham gia: 10/06/2017

    Bài viết: 249

    Đã được thích: 0

    Chăm sóc bệnh nhân ung thư miệng (Phần 2)

    kimchungbayby

Chia sẻ trang này