Khe thưa là khoảng trống hoặc kẽ hở giữa 2 răng. Nó thường gặp nhiều nhất ở 2 răng cửa giữa hàm trên. Tuy nhiên có thể gặp ở bất cứ răng nào trên cung hàm. Sự không tương xứng giữa kích thước của răng và xương hàm là nguyên nhân gây ra khoảng trống hoặc chen chúc giữa các răng. Ví dụ như răng quá nhỏ so với xương hàm sẽ làm xuất hiện khoảng hở giữa các răng và ngược lại nếu răng có kích thước quá lớn so với xương hàm, sẽ gây ra chen chúc răng. Một số nguyên nhân khác gây ra khe thưa: - Khi một vài răng bị mất hoặc có kích thước nhỏ hơn bình thường. Hay gặp ở các răng cửa bên hàm trên (răng ở bên cạnh 2 răng cửa giữa hàm trên). Chính điều này tạo ra khe thưa giữa các răng cửa. - Khe thưa cũng có thể do kích thước phanh môi lớn. Phanh môi là phần mô mềm bám ở mặt trong của môi trên tới phần lợi phía trên hai răng cửa trước. Ở một số trường hợp, phanh môi phát triển quá mức và bám vượt qua ranh giới giữa 2 răng cửa, làm ngăn cản quá trình đóng khoảng hở tự nhiên giữa các răng này. - Các thói quen xấu cũng góp phần tạo nên khe thưa giữa các răng. Tật mút ngón tay có xu hướng đẩy các răng cửa ra trước, tạo nên khoảng hở. - Ngoài ra khe thưa còn có thể hình thành từ “Tật đẩy lưỡi”. Thông thường lưỡi đè lên vòm miệng (khẩu cái) trong khi nuốt. Một số người lại có phản xạ khác biệt khi nuốt đó là đẩy lưỡi ra phía trước chạm vào răng. Qua thời gian, áp lực sẽ khiến các răng bị đẩy ra trước. Chính điều này tạo nên khe thưa giữa các răng. - Bệnh lý vùng quanh răng có thể gây ra mất xương nâng đỡ răng. Ở những người bị tiêu xương nhiều, răng sẽ trở nên lung lay và di chuyển tạo nên khoảng hở giữa các răng. - Bên cạnh đó, trẻ nhỏ có thể có các khe thưa tạm thời (khe thưa sinh lý) do các răng sữa đang thay. Hầu hết những khe thưa này sẽ đóng khi các răng vĩnh viễn mọc lên hoàn toàn. Biểu hiện Thường không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài việc nhìn thấy khe hở giữa các răng, tuy nhiên với những khe thưa gây ra do tật đẩy lưỡi hoặc bệnh lý vùng quanh răng, khe thưa sẽ có xu hướng tăng dần theo thời gian. Ngoài ra, răng có thể bị lung lay, khó chịu, thậm chí đau, đặc biệt khi ăn nhai. Chẩn đoán Phát hiện thấy khoảng hở khi đánh răng hoặc dùng chỉ tơ nha khoa thậm chí bằng mắt thường. Phòng ngừa Không phải tất cả khe thưa đều có thể ngăn ngừa. Ví dụ như khe thưa do mất răng hoặc sự không tương xứng giữa răng và kích thước xương hàm. Giữ gìn răng miệng khỏe mạnh. Đánh răng và sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách để ngăn ngừa bệnh lý quanh răng. Những người có thói quen đẩy lưỡi cần tập lại thói quen nuốt bình thường đó là đẩy lưỡi lên vòm miệng khi nuốt thay vì đẩy lưỡi ra phía trước. Thay đổi thói quen xấu này giúp ngăn ngừa khe thưa rộng ra giữa các răng. Điều trị - Đôi khi khe thưa chỉ là một biểu hiện của hàng loạt các vấn đề cần được điều trị bằng chỉnh nha. Trong một số trường hợp khác nó lại chỉ là một vấn đề đơn lẻ. Phần lớn mọi người có nhu cầu điều trị vì lý do thẩm mỹ. - Đeo niềng răng để chỉnh nha, giúp răng di gần lại nhau hơn.Thông thường bất kể vị trí khe thưa ở đâu, bệnh nhân cần phải đeo mắc cài răng cho cả hàm trên và hàm dưới. - Nếu như răng cửa bên của bạn quá nhỏ, nha sĩ sẽ sẽ thiết kế chụp răng, cầu răng, Veneer hoặc hàn thẩm mỹ để điều trị khe thưa. - Nếu do mất răng, bạn cần phải cắm răng giả (Implant), cầu răng hoặc làm hàm giả bán phần. - Khi phanh môi kích thước lớn gây ra khe hở, bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật cắt phanh môi. Nếu phẫu thuật được tiến hành khi còn trẻ, khoảng hở sẽ được đóng kín một cách tự nhiên. Nếu khi đã trưởng thành, sẽ cần tới chỉnh nha để đóng khoảng hở. - Với những trường hợp do bệnh lý vùng quanh răng, trước tiên cần điều trị bệnh quanh răng trước. Khi mô quanh răng đã lành thương, đa số trường hợp nha sĩ sẽ tiến hành chỉnh nha để di chuyển răng lại với nhau. Sau đó cố định răng để ngăn ngừa khe thưa tái phát. Cầu răng cũng được chỉ định để điều trị khe thưa trong trường hợp này. Khi nào cần gặp nha sĩ - Nếu như bạn bị thưa răng hoặc nhìn thấy trẻ có biểu hiện như vậy, hãy tới găp nha sĩ để được tư vấn. Hiệp Hội Chỉnh Nha Hoa Kỳ khuyên rằng trẻ em nên tới bác sĩ chỉnh nha từ năm 7 tuổi. Nếu cần phải điều trị, bác sĩ chỉnh nha sẽ thảo luận và đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp. - Nếu khe thưa là do bệnh quanh răng (thường gặp ở trung niên), nha sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể cho bạn. Tiên lượng Nếu khe thưa được đóng nhờ chỉnh nha hoặc tạo hình, nó sẽ tương đối ổn định. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tái phát, bệnh nhân cần mang hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha hoặc liên kết các răng bằng dây cung ở mặt trong của răng trong thời gian nhất định. Bệnh nhân cần thăm khám định kỳ để kiểm tra các bất thường sau khi điều trị cũng như phát hiện sớm những vấn đề răng miệng khác. Theo Colgate
- Nếu như bạn bị thưa răng hoặc nhìn thấy trẻ có biểu hiện như vậy, hãy tới găp nha sĩ để được tư vấn. Hiệp Hội Chỉnh Nha Hoa Kỳ khuyên rằng trẻ em nên tới bác sĩ chỉnh nha từ năm 7 tuổi. Nếu cần phải điều trị, bác sĩ chỉnh nha sẽ thảo luận và đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp. - Nếu khe thưa là do bệnh quanh răng (thường gặp ở trung niên), nha sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể cho bạn.
Bài viết rất cụ thể! Thật tốt khi tìm thấy 1 web RHM thường thức hay như thế này, nhưng có vẻ như page ngừng hoạt động rồi phải không ad?
Hi bạn, rất vui vì bạn đã theo dõi page của mình. Thực ra, ko phải ngừng hoạt động bạn ah, mình đang nâng cấp 1 số ứng dụng nhưng chưa xong nên tạm thời chưa quảng bá rộng rãi. Version trc của web bạn có thể tham khảo tại dento.com.vn thì đã hoạt động đc cũng lâu rồi nhưng mình vừa mở lại thôi. Dự tính sau Tết âm lịch mới fix xong bạn ah
nếu khe thưa được đóng nhờ chỉnh nha hoặc tạo hình, nó sẽ tương đối ổn định. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tái phát, bệnh nhân cần mang hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha hoặc liên kết các răng bằng dây cung ở mặt trong của răng trong thời gian nhất định. Bệnh nhân cần thăm khám định kỳ để kiểm tra các bất thường sau khi điều trị cũng như phát hiện sớm những vấn đề răng miệng khác. điều trị sùi mào gà tại vinh điều trị yếu sinh lý tại vinh khám lậu tại vinh phá thai tại vinh khám phụ khoa tại vinh khám nam khoa tại vinh
khe thưa răng thì trám răng có đc ko Nha khoa Tp Vinh Nha khoa Nghệ An Nha khoa Hà Tĩnh Nha khoa Tp Vinh Nha khoa Nghệ An Nha khoa Hà Tĩnh