1. Dr.Tran

    Dr.Tran Halu

    -

    Tham gia: 25/02/2016

    Bài viết: 62

    Đã được thích: 11

    Làm sao để thích nghi với khí cụ nong hàm?

    Dr.Tran
    Thích nghi với khí cụ nong hàm ở giai đoạn đầu không hề đơn giản, bằng cách thay đổi chế độ ăn, việc vệ sinh răng miệng cũng như thời gian biểu hàng ngày, ba mẹ có thể giúp bé vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn.

    Ở phần trước, chúng ta đã biết tới khái niệm về nong xương hàm trên và xương hàm dưới, đối với “Kỹ thuật nong hàm nhanh” cho hàm trên, bệnh nhân phải đeo hàm tối thiểu là 2 tháng. Trong khoảng thời gian này, khí cụ sẽ được nới rộng dần để điều chỉnh khớp cắn và tình trạng chen chúc của răng. Kỹ thuật này nên được tiến hành đối với trẻ chưa đóng khớp giữa của xương khẩu cái, tuy nhiên đôi khi vẫn được tiến hành ở lứa tuổi muộn hơn.
    Dưới đây là các điểm cần chú ý để giúp trẻ thích nghi với khí cụ nong hàm, bao gồm:
    • Chế độ ăn uống khi mang khí cụ nong hàm
    • Giữ cho khí cụ luôn sạch
    • Điều chỉnh khí cụ
    • Xử lý khi đeo khí cụ bị khó chịu và đau
    I. Chế độ ăn uống khi mang khí cụ nong hàm
    1. Dự trữ sẵn các đồ ăn mềm và đồ uống yêu thích

    che-do-an-mem.jpg

    Chọn những loại thức ăn dinh dưỡng có thể sử dụng ngay khi cần mà không cần chế biến nhiều. Một số lựa chọn như sữa chua, kem, rau quả trộn, khoai tây nghiền, bí đao, khoai lang, chuối ép hoặc súp..

    2. Ăn những miếng nhỏ và nhai nhẹ nhàng.

    an-mieng-nho.jpg

    Đối với nong hàm trên, khí cụ nong hàm đang kéo giãn 2 nửa của vòm miệng hàm trên, đối với nong hàm dưới, khí cụ có tác dụng đẩy rộng cung răng. Cố gắng nhai thức ăn bằng những răng không gắn trực tiếp với khí cụ. Ăn nhai nhẹ nhàng, tránh ăn đồ cứng, dính và cắt nhỏ trước khi ăn.

    3. Uống từng ngụm nhỏ, sử dụng ống hút

    Chất lỏng sẽ dễ dàng hấp thu hơn các đồ ăn cứng do lưỡi của bạn không phải hoạt động nhiều để đảo trộn thức ăn, đơn giản chỉ cần nuốt mà thôi.

    4. Giữ miệng luôn sạch sẽ

    Khi mang khí cụ nong hàm, miệng có xu hướng tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. Do đó bạn nên mang theo khăn tay hoặc giấy ăn để lau mỗi khi nước bọt tiết nhiều, bảo đảm miệng luôn luôn khô và sạch.

    lau-mieng-sau-an.jpg

    5. Chỉ ăn những đồ ăn rắn khi bạn đã bớt cảm giác khó chịu với hàm nong. Hãy tận dụng những thời điểm như sau vài ngày chỉnh vít nong, chứ không phải ngay tại thời điểm sau chỉnh, để ăn những đồ ăn ưa thích như bánh sandwich, mì ống thậm chí là pizza!

    an-do-an-ran.jpg

    II. Giữ khí cụ luôn luôn sạch sẽ
    1. Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày chính là cách vệ sinh răng miệng tốt nhất. Hãy nhớ duy trì nó đều đặn hàng ngày!

    chai-rang.jpg

    2. Bạn có thể mua tăm nước để giúp tăng hiệu quả làm sạch khí cụ, đây cũng là một cách thư giãn cho răng và lợi. Tăm nước sử dụng áp lực của tia nước để làm sạch những vị trí mà bàn chải và chỉ tơ nha khoa không làm sạch hiệu quả.

    Cần đặc biệt chú ý làm sạch các phần của khí cụ như các vít nong, các góc, phần khe giữa của nong hàm và tại những điểm mà khí cụ tiếp xúc với răng và lợi (đặc biệt là đường viền lợi).

    su-dung-tam-nuoc.jpg

    3. Mang theo bàn chải (cỡ to và nhỏ) nếu bạn phải ăn tối ở ngoài. Nên vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn, cần chú ý tới các thức ăn bị mắc lại ở răng và khí cụ.

    ve-sinh-rang-mieng.jpg

    III. Điều chỉnh khí cụ nong hàm
    1. Điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ, chú ý tới thời gian giữa mỗi lần điều chỉnh. Tần suất điều chỉnh có thể thay đổi từ 1 tới 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào mức độ hàm cần nong rộng cũng như các can thiệp chỉnh nha khác.

    Duy trì đều đặn nhất có thể.

    Nếu bạn không thể thực hiện đều đặn hoặc buộc phài trì hoãn việc điều chỉnh hàm vì lý do nào đó, hãy hỏi nha sĩ của bạn.

    tu-van.jpg

    2. Luôn giữ cẩn thận “khóa điều chỉnh nong hàm”, đó là dụng cụ kim loại nhỏ, dùng để điều chỉnh vít nong ở trung tâm khí cụ, tạo ra lực đẩy giúp nong rộng xương hàm.

    Nếu như chiếc khóa không có chỗ để móc, hãy buộc nó với một sợi dây hoặc một đoạn chỉ tơ nha khoa, tránh để rơi mất hoặc tụt vào trong miệng trẻ.

    khoa-chinh-nong-ham.jpg

    3. Đưa khóa vào trong lỗ nhỏ trên vít nong để điều chỉnh. Đa số trường hợp, lỗ vít hay ở vị trí đối diện với mặt trong của các răng hàm trên (hướng ra phía ngoài miệng).

    • Nếu bạn tự điều chỉnh, hãy đứng trước gương trong phòng đủ ánh sáng.
    • Nếu làm cho trẻ hoặc người khác, để người đó nằm, há miệng to, để tránh gây phản xạ nôn khi vô tình chạm vào lưỡi gà. Luôn luôn đảm bảo đủ ánh sáng để quan sát rõ khoang miệng.
    van-khoa-nong-ham-01.jpg

    4. Sau khi đưa khóa vào lỗ vít, tránh để khóa chọc vào niêm mạc ở vòm miệng, từ từ nới rộng nong hàm tối đa với động tác đẩy khóa từ trước ra sau theo trục dọc cơ thể.

    van-khoa-nong-ham-02.jpg

    5. Cẩn thận lấy khóa ra khỏi miệng. Làm sạch và cất ở nơi an toàn.

    van-khoa-nong-ham-03.jpg

    6. Tái khám định kì theo đúng hẹn với bác sĩ chỉnh nha, thường là 1 lần/tuần, nói với bác sĩ bất cứ vấn đề gì mà bạn gặp phải khi đeo khí cụ.

    kham-nha-si.jpg

    IV. Xử lý đau và khó chịu khi đeo khí cụ
    1. Bạn có thể uống thuốc giảm đau khoảng 30 phút trước khi nới rộng vít để làm giảm cảm giác khó chịu.

    uong-thuoc.jpg

    2. Điều chỉnh khí cụ ngay sau ăn. Điều này sẽ giúp răng và xương hàm có thời gian nghỉ ngơi sau khi tăng áp lực của vít.

    van-khoa-nong-ham-04.jpg

    3. Thư giãn và chườm đá lên má sau khi điều chỉnh vít nong, giúp giảm viêm và đau tại chỗ.

    chuom-da.jpg

    4. Ăn kem hoặc uống đồ uống mát. Điều này cũng giúp giảm viêm tại chỗ và xoa dịu cảm giác đau.

    an-kem.jpg

    5. Dùng sáp nha khoa để bảo vệ mô mềm và niêm mạc miệng. Bạn có thể mua sáp nha khoa ở các hiệu thuốc hoặc siêu thị, đắp sáp lên bề mặt của khí cụ, đặc biệt những phần nhô cao hoặc hay va chạm với mô mềm để giảm nguy cơ cọ xát, trầy xước, chảy máu…

    sap-nha-khoa.jpg

    6. Bôi gel giảm đau tại vị trí mô mềm bị viêm loét.

    Bạn cũng nên thường xuyên súc miệng với nước muối ấm, nhạt để giảm sưng đau.

    boi-gel-giam-dau.jpg

    Lời khuyên:
    • Giữ liên lạc thường xuyên với nha sĩ và xin tư vấn khi cần.

    • Trò chuyện với bạn bè và gia đình nếu bạn cảm thấy lo lắng hay phân vân về việc điều trị.

    • Hãy nhớ, bạn chỉ đeo hàm nong trong một khoảng thời gian nhất định để có một nụ cười đẹp lâu dài.
    Cảnh báo:
    • Giọng nói của bạn sẽ thay đổi khi mới bắt đầu đeo do “vật thể lạ” xuất hiện trong miệng nhưng chỉ cần tập luyện một chút là việc phát âm sẽ trở lại bình thường, vì thế hãy kiên nhẫn.
    • Không ăn kẹo cứng, hoặc các thức ăn giòn, dính vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến hàm nong của bạn.
    Theo WikiHow
     

Chia sẻ trang này