1. Dr.Lee

    Dr.Lee Thành viên

    -

    Tham gia: 19/03/2016

    Bài viết: 39

    Đã được thích: 3

    Răng miệng ở người lớn dưới 40 tuổi (kỳ 2)

    Dr.Lee
    Kỳ trước chúng ta đã biết đến các vấn đề răng miệng cần được quan tâm với lứa tuổi dưới 40. Nhưng bạn hãy yên tâm vì các bệnh đó đều có thể được phòng ngừa.
    Vậy thật sự bệnh về răng có thể phòng ngừa được không?
    Tin vui đó là bệnh về răng miệng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn duy trì thói quen tốt đối với răng miệng. Luôn luôn nhớ rằng đánh răng 2 lần/ ngày, sử dụng chỉ tơ nha khoa 1 lần mỗi ngày, chế độ ăn cân bằng và hạn chế ăn vặt. Nhờ đó, bạn có thể giảm được nguy cơ bị bệnh sâu răng và nhiều bệnh răng miệng khác.

    Những thói quen có lợi cho sức khỏe

    - Chải răng

    Chải răng là nền tảng cho bất kì việc chăm sóc hay vệ sinh răng miệng nào. Để giữ cho răng và lợi chắc khỏe, chải răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải đầu thuôn mềm. Kích cỡ và hình dạng của bàn chải phải phù hợp với miệng để có thể làm sạch được tất cả các vùng của răng một cách dễ dàng. Đừng quên thay bàn chải 3-4 tháng mỗi lần hoặc ngay khi đầu lông bàn chải bị mòn vì nó không thể làm sạch răng hiệu quả. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng sử dụng kem đánh răng với hàm lượng fluoride thích hợp.

    chai-rang-01.jpg
    - Dùng chỉ tơ nha khoa
    Dùng chỉ tơ nha khoa kết hợp với chải răng sẽ giúp bạn loại bỏ được mảng bám ở những vùng răng mà bàn chải không thể đi tới. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì mảng bám không được làm sạch sẽ tạo thành cao răng cứng và cao răng chỉ có thể bị loại bỏ bằng các dụng cụ chuyên biệt của nha sĩ mà thôi.

    su-dung-chi-to-nha-khoa-01.jpg

    Dinh dưỡng

    che-do-an-can-bang-01.jpg
    Như chúng ta đã biết, một chế độ ăn cần bằng, đầy đủ dinh dưỡng là thực sự cần thiết cho sức khỏe. Dinh dưỡng kém có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm cả răng miệng. Theo một số nghiên cứu, những người mất răng, đeo răng giả không ăn nhiều hoa quả, rau, hơn nữa có xu hướng ăn chế độ không cân bằng như những người bình thường.

    Miệng chính là điểm khởi đầu để từ đó dinh dưỡng được hấp thu đi khắp cơ thể. Một cách tự nhiên, những gì bạn cho vào trong miệng không những ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân mà trước tiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Liệu bạn có biết những loại thực phẩm nào là có lợi hoặc có hại cho răng miệng của mình?
    • Hoa quả và Rau: Nên kết hợp sử dụng hàng ngày.
    • Ngũ cốc: Nên sử dụng ít nhất một nửa lượng ngũ cốc là ngũ cốc nguyên chất như gạo nâu, bánh mì...
    • Các chế phẩm từ sữa: Chọn các thực phẩm từ sữa không hoặc ít chất béo.
    • Chất đạm: Chọn lựa các thực phẩm có hàm lượng chất đạm cao như thịt bò, thịt lơn không da, cá. Thường xuyên thay đổi các loại với nhau như trứng, đậu (rau, củ, quả).
    Theo MouthHealthy
     

Chia sẻ trang này