Sâu răng sớm ở trẻ em là một bệnh lý răng miệng gặp ở trẻ dưới 6 tuổi. Đặc điểm của căn bệnh này là sâu răng tiến triển nhanh và lan rộng. Ban đầu, các tổn thương lớn được phát hiện ở trên bề mặt của các răng cửa hàm trên. Sâu răng diễn ra ngay sau khi răng mọc. Sau đó nó lan nhanh tới các răng ở phía sau. Nguyên nhân Các thói quen cho trẻ ăn không đúng cách Nếu như bố mẹ thường xuyên cho bé ăn không đúng cách và liên tục sau khi bé được 6 tháng tuổi, các vi khuẩn ở bên trong miệng bé sẽ phân giải đường từ thức ăn tạo thành acid, có hại cho răng của trẻ. Cho bé ngâm bình sữa khi đi ngủ khiến cho sữa luôn bao quanh răng của trẻ, điều này khiến răng liên tục bị acid tấn công. Sau khoảng 1 tuổi, khi trẻ mới chập chững biết đi, trẻ có thể tự mình giữ bình sữa. Nếu bố mẹ vẫn để cho trẻ tự uống sữa hoặc các đồ uống ngọt khác bằng bình, khoảng thời gian bú bình tăng lên và dẫn tới nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ nhỏ. Vệ sinh răng miệng kém Sau khi răng mọc, bố mẹ không kiểm soát tốt việc vệ sinh răng miệng cho bé dẫn tới tăng nguy cơ sâu răng sớm. Hậu quả khi mắc sâu răng sớm ở trẻ nhỏ: Sâu răng sớm ở trẻ có thể gây đau, giảm cảm giác thèm ăn và khó chịu cho trẻ. Nếu bố mẹ không cho trẻ đi điều trị sớm, nhiễm trùng sẽ lan tới tủy dẫn tới viêm tủy và áp xe. Vi khuẩn cũng có thể tác động tới mầm răng vĩnh viễn ở trong xương ổ răng thông qua các chân răng sữa. Khi tình trạng trở nên trầm trọng, viêm nhiễm sẽ lan ra xung quanh, gây đau và sưng má. Lúc này, trẻ cần tới những phương pháp điều trị phức tạp, thậm chí là nhổ răng sữa. Nó sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về chức năng ăn nhai, nói, ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn và thẩm mỹ khuôn mặt cũng như mất tự tin khi giao tiếp. Phòng ngừa Hình thành các thói quen ăn uống tốt Ăn không quá 6 bữa trong một ngày. Sau khi trẻ được 2 tuổi, chỉ cho trẻ ăn 3 bữa mỗi ngày với lượng thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu đói, trẻ có thể có thể ăn nhẹ giữa các bữa. Không được cho trẻ bú bình trong khi ngủ. Cố gắng sử dụng cốc thay cho bình sữa cho trẻ khi ăn khi trẻ được 9 tháng tuổi. Vệ sinh miệng trẻ sạch sẽ mỗi ngày Bắt đầu từ khi sinh, bố mẹ nên dùng miếng gạc, vải cotton hoặc khăn được làm ẩm với nước uống để lau miệng cho trẻ. Lau sạch các răng phía trước khi chúng mọc. Sử dụng bàn chải có lông mềm để đánh răng hàng ngày khi các răng hàm sữa mọc hết. Nếu như trẻ đã biết cách nhổ nước bọt, hãy để trẻ tự đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride (với một lượng nhỏ bằng hạt đậu) vào mỗi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Ba mẹ nên kiểm soát việc chải răng lại cho trẻ vào buổi tối trước khi đi ngủ. Khám răng miệng định kỳ Trẻ cần kiểm răng miệng lần đầu tiên sau khi mọc chiếc răng đầu tiên khoảng 6 tháng hoặc khi bé tròn 1 tuổi. Sau đó, ba mẹ nên đưa trẻ tới khám răng miệng đình kì tối thiểu mỗi năm mỗi lần ngay cả khi trẻ không có vấn đề gì với răng miệng. Theo toothclub