1. minhanh

    minhanh Thành viên

    -

    Tham gia: 19/03/2016

    Bài viết: 40

    Đã được thích: 11

    Trật khớp thái dương hàm

    minhanh
    Không ngậm được miệng sau khi ngáp quá to hoặc cười lớn, đó chính là biểu hiện rất thường gặp của trật khớp thái dương hàm. Vậy cách xử trí đối với trường hợp này như thế nào? Hãy cùng Dento giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

    Khớp thái dương hàm (khớp TDH) là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, đóng vai trò như một bản lề trượt, nằm ở phía trước dưới của tai.
    Khớp TDH có cấu tạo dạng khớp chỏm cầu - ổ chảo tương tự như khớp vai và khớp háng. Khi há miệng, lồi cầu của xương hàm dưới rời khỏi ổ khớp, di chuyển ra phía trước và trở lại vị trí ban đầu khi ngậm miệng.
    Trật khớp TDH xảy ra khi lồi cầu di chuyển quá mức cho phép và bị kẹt lại. Tùy vị trí của lồi cầu mà người ta chia ra thành các thể trật khớp sau:

    1. Ra Trước

    - Mạn tính tái diễn

    - Không hồi phục

    2. Sang Bên

    3. Ra Sau

    4. Lên Trên

    Trong đó trật ra trước là hay gặp nhất, khi đó vị trí của lồi cầu bị kẹt ở trước phần lồi của xương thái dương.

    Xquang-trat-khop-TDH.jpg

    Nguyên nhân

    Gồm 2 nhóm nguyên nhân chính: chấn thương và không do chấn thương. Trong đó trật khớp TDH ra trước thường do các nguyên nhân sau:
    • Lực tác động từ bên ngoài: chấn thương, ví dụ bị đấm hoặc va đập khi đang há miệng…
    • Lực từ bên trong: há miệng quá to, ngáp to…
    • Yếu tố liên quan: Giãn dây chằng, bao khớp bất thường, hõm khớp nông, chấn thương từ trước, bất hài hòa khớp cắn, động kinh, hội chứng Ehlers - Danlos, hội chứng Marfan, bệnh Parkinson…
    Triệu chứng

    Tùy vào trật khớp một bên hay hai bên mà các triệu chứng có khác nhau.

    Triệu chứng dễ thấy đó là bệnh nhân không đóng được miệng, nói khó, đau tức vùng khớp bị trật.
    table1205.JPG

    Chẩn đoán

    Bác sĩ đưa ra chẩn đoán dựa vào vị trí của xương hàm dưới kết hợp với việc bệnh nhân không thể ngậm miệng bình thường.

    Điều trị

    Trật khớp TDH là một trường hợp cấp cứu, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để được xử trí. Nếu như nắn bằng tay không đạt hiệu quả, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật.

    Vấn đề gây cản trở khi nắn khớp: lực kháng từ sự co cơ.

    Cần phải làm giảm căng thẳng, trương lực cơ và sự co cơ, các cơ xung quanh khớp TDH cần được thư giãn. Nhiều bệnh nhân không cần sử dụng tới thuốc tê hay thuốc giãn cơ mà lồi cầu tự trở về vị trí bình thường khi cơ được thư giãn.

    Gây tê tại chỗ, xoa bóp ngoài vùng căng cơ hoặc tiêm thuốc giãn cơ.

    Quy trình nắn khớp
    • Để bệnh nhân ngồi thư giãn trên ghế răng hoặc trên ghế lưng và đầu tựa vững chắc vào tường.
    • Bác sĩ đứng trước, đặt 2 ngón cái có cuốn gạc (để làm tăng ma sát) lên mặt nhai các răng hàm dưới, các ngón còn lại giữ chặt góc hàm.
    • Dùng lực ấn góc hàm xuống dưới và đẩy ra sau
    • Khi đưa khớp TDH về đúng vị trí, băng chun cầm đầu 10 -14 ngày để tránh tái phát và hạn chế các tác động quá mức lên ổ khớp.
    • Dặn dò bệnh nhân chế độ ăn mềm, hạn chế nói chuyện, cười lớn...
    • Đối với trường hợp bệnh nhân không còn răng phía sau hoặc có bệnh lý viêm quanh răng, bệnh nhân có trương lực cơ quá lớn… có thể dùng phương pháp nắn lồi cầu ngoài mặt, bác sĩ dùng ngón tay sờ nắn vùng trước nắp tai, xác định vị trí lồi cầu bị trật, sau đó đẩy lồi cầu về vị trí hõm khớp phía sau. Phương pháp này khá hiệu quả nếu như áp dụng phương pháp cổ điển không có tác dụng.
    • Bệnh nhân trật khớp mạn tính dễ nắn chỉnh hơn là bệnh nhân bị trật khớp lần đầu tiên.
    nan-khop-thai-duong-ham.png

    Phòng ngừa

    Trật khớp TDH có thể tái diễn ở những người có dây chằng bao khớp bị lỏng. Để phòng ngừa việc tái phát, bệnh nhân cần hạn chế vận động hàm đặc biệt là các vận động quá mức như há miệng quá to hoặc các chấn thương như bị đấm vào vùng dưới cằm. Phẫu thuật bảo tồn có thể được chỉ định để ngăn ngừa tái phát. Một số người sau phẫu thuật, phải buộc dây thép để cố định tạm thời, điều này có thể khiến các dây chằng quanh khớp trở nên kém linh hoạt và gây ra hạn chế vận động hàm. Trong những trường hợp đó, phẫu thuật điều chỉnh lại là cần thiết. Một phẫu thuật có tên gọi là cắt bỏ lồi xương, nghĩa là bệnh nhân sẽ được cắt bỏ lồi khớp xương thái dương để lồi cầu không bị kẹt vào nó nữa…

    Tiên lượng

    Kết quả thu được tốt sau khi nắn khớp, lồi cầu trở lại vị trí bình thường trong hõm khớp. Tuy nhiên, ở một số người, trật khớp sẽ tái phát nhiều lần và khi đó có thể cần tới phẫu thuật.

    Theo Colgate professional
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/07/2016
  2. tuổi thanh xuân

    tuổi thanh xuân Thành viên

    -

    Tham gia: 16/03/2017

    Bài viết: 25

    Đã được thích: 0

    Trật khớp thái dương hàm

    tuổi thanh xuân
  3. kimchi1748

    kimchi1748 Thành viên

    -

    Tham gia: 08/06/2017

    Bài viết: 308

    Đã được thích: 0

    Trật khớp thái dương hàm

    kimchi1748
  4. hà bích

    hà bích Thành viên

    -

    Tham gia: 11/01/2018

    Bài viết: 2

    Đã được thích: 0

    Trật khớp thái dương hàm

    hà bích
    m m
     
  5. hà bích

    hà bích Thành viên

    -

    Tham gia: 11/01/2018

    Bài viết: 2

    Đã được thích: 0

    Trật khớp thái dương hàm

    hà bích
    m bị lệch khớp thái dương hàm đã lâu
    m muốn chữa
    k biết có địa chỉ nào nắn chỉnh được k
    cho m địa chỉ với
     

Chia sẻ trang này