Mắc cài rất dễ mắc thức ăn, từ đó dễ gây tích tụ mảng bám. Nếu mảng bám không được loại bỏ khỏi bề mặt răng và xung quanh mắc cài, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh vùng quanh răng, sâu răng và hơi thở hôi. Bạn có biết trước khi tiến hành đeo mắc cài, bạn cần được hướng dẫn vệ sinh răng miệng dành riêng cho bệnh nhân chỉnh nha. Do đó việc loại bỏ sạch mảng bám thường xuyên rất quan trọng. Sau đó, khi mắc cài được gỡ bỏ, bề mặt răng dưới mắc cài sẽ khỏe mạnh và vững chắc. Dưới đây là một số hướng dẫn cho bạn. Chải Răng Có một số loại bàn chải đặc biệt cho những bệnh nhân chỉnh nha ví dụ như “bàn chải hai nấc”, chúng có phần lông dài hơn ở các góc và ngắn hơn ở giữa. Loại bàn chải này giúp bạn làm sạch các vùng ở trên và dưới mắc cài cũng như thân mắc cài. Sử dụng bàn chải lông mềm vì nó tốt hơn các loại khác khi di chuyển tới các kẽ, rãnh xung quanh mắc cài mà không gây kích thích lợi. Ngoài ra, các yếu tố như kích thước của bàn chải, hình dạng của tay cầm và màu sắc là tùy thuộc vào lựa chọn bạn. Với bàn chải máy thì sao? Bạn có thể sử dụng bàn chải máy nếu muốn nhưng khi sử dụng chú ý không để phần nhựa của bàn chải va chạm với mắc cài vì nó có thể gây ra vỡ hoặc làm rơi mắc cài. Khi sử dụng nên chọn chế độ trung bình để không làm lỏng hoặc rơi mắc cài. Chải răng tối thiểu 3 lần mỗi ngày. Chải răng từ từ và cẩn thận tất cả bề mặt của răng: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai, hàm trên và hàm dưới. Chú ý tới các vùng giữa mắc cài và lợi. Dùng Chỉ Tơ Nha Khoa Chỉ tơ nên sử dụng tối thiểu 1 lần mỗi ngày. Khi đeo mắc cài, bạn sẽ khó sử dụng chỉ tơ hơn bình thường. Do đó bạn hãy kiên nhẫn để làm quen với nó. Một số loại chỉ tơ nha khoa đặc biệt có thể giúp bạn làm sạch được khoảng không gian giữa dây cung và đường viền lợi. Hãy hỏi bác sĩ chỉnh nha của bạn về cách sử dụng chỉ tơ nếu cần. Fluoride Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluoride vì chúng có tác dụng bảo vệ cho răng chắc khỏe trong quá trình điều trị. Tuy vậy, nếu bạn bị sâu răng hoặc có nguy cơ sâu răng, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại nước súc miệng riêng. Ngoài ra, bạn có thể tăng cường thêm lượng fluoride bằng cách sử dụng dạng gel tại phòng khám trong quá trình điều trị. Các Dụng Cụ Trợ Giúp Bạn Tăm nước: Sử dụng áp lực mạnh của đầu phun nước làm sạch các vị trí mà bàn chải hoặc chỉ tơ khoa khó làm sạch hiệu quả như kẽ răng, phía sau răng cuối, túi lợi sâu... Hiện nay có rất nhiều loại tăm nước có bán trên thị trường cho bạn lựa chọn. Chi phí tăm nước hiện nay dao động trong khoảng từ 1.5 – 3 triệu VNĐ. Bạn nên dùng tăm nước ít nhất 1 lần/ ngày vào lúc trước khi đi ngủ. Các thăm dò đã chỉ ra rằng việc vệ sinh bằng máy tăm nước làm giảm tỉ lệ sâu răng ở các vùng mắc cài và kẽ răng, làm sạch các túi lợi gây giảm viêm đáng kể. Bạn có thể tham khảo về máy tăm nước tại đây. Nước súc miệng sát khuẩn: Những nước súc miệng này rất tốt cho người lớn nhưng do hàm lượng cồn cao nên không được dùng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên cũng có những loại không có cồn dành riêng cho trẻ. Ngoài ra có một số loại được sử dụng để làm cho hơi thở thơm mát mà không có tác dụng diệt khuẩn. Trước khi mua bất cứ sản phẩm nước súc miệng nào cho trẻ em, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chỉnh nha. Bàn chải kẽ răng: Một dụng cụ hiệu quả để làm sạch mảng bám và thức ăn ở kẽ răng và khoảng không gian giữa răng và dây cung. Dung dịch hoặc thuốc phát hiện mảng bám: Nha sĩ có thể kiểm tra việc vệ sinh răng miệng của bạn thông qua việc sử dụng dung dịch phát hiện mảng bám. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng chúng tại nhà để phát hiện và làm sạch các mảng bám còn sót lại trên răng sau khi vệ sinh răng miệng, chúng khá an toàn vì có bản chất là chất nhuộm thực vật. Lưu Ý Tới Dụng Cụ Giữ Khoảng Của Bạn Rửa các khí cụ này hàng ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng. đặc biệt là phần tiếp xúc với vòm miệng và lợi. Rửa chúng trong chậu nước ấm để tránh bị rơi. Bạn cũng có thế rửa bằng dung dịch sát khuẩn nhưng cần tránh các dung dịch có thể ăn mòn kim loại. Tuyệt đối không được dùng nước nóng để rửa hàm. Khi không đeo trong miệng, cần phải bảo quản hàm theo lời khuyên từ nha sĩ. Nếu bạn mang hàm giữ khoảng hoặc các dụng cụ chỉnh nha tháo lắp, cần làm sạch chúng thường xuyên. Chế Độ Ăn Phù Hợp Trong khi đeo mắc cài, bạn nên cân nhắc về các thức ăn có thể gây nguy cơ sâu răng cao. Tránh những đồ ăn có thể làm ảnh hưởng đến mắc cài và dây cung của bạn như caramen, kẹo cứng, đá viên…Hạn chế các thức ăn có đường, chải răng ngay sau khi ăn các đồ ngọt. Hạn chế ăn vặt cũng là một cách để hạn chế nguy cơ sâu răng cho bạn trong thời kỳ này. Thăm Khám Nha Khoa Định Kỳ Thăm khám răng thường xuyên trong quá trình chỉnh nha rất quan trọng, một mặt nha sĩ có thể đánh giá quá trình điều trị, mặt khác có thể kiểm soát được tình trạng vệ sinh răng miệng của bạn và có hướng xử trí kịp thời. Thời gian thăm khám nha khoa của bệnh nhân chỉnh nha sẽ thường xuyên hơn so với một bệnh nhân không có can thiệp gì về răng miệng. Do đó bạn hãy luôn lưu ý lịch hẹn khám của mình và quay lại khám ngay khi có vấn đề mới bạn nhé. Theo Simpledental
Tranh 3D tại vinh Tranh 3D cao cấp tại vinh Rèm mành cao cấp tại vinh Rèm mành giá rẻ tại vinh Rèm cửa cao cấp tại vinh Rèm cửa tại vinh Rèm cửa giá rẻ tại vinh Trần xuyên sáng tại vinh Trần xuyên sáng cao cấp tại vinh Thảm trải văn phòng tại vinh Thảm trải văn phòng giá rẻ tại vinh Thảm phòng khách đẹp rẻ tại vinh